Cơ cấu và tổ chức Cảnh sát Dã chiến Quốc gia Việt Nam Cộng hòa

Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến báo cáo trực tiếp lệnh hành quân cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia và được bố trí về Tổng nha CSQG tại Sài Gòn. Với tên gọi Đơn vị Hỗ trợ Vũ trang, đến năm 1969, Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến phụ trách các đơn vị Cảnh sát dã chiến và Cảnh sát Sông ngòi và Ven biển. Đổi tên thành Đơn vị Phản ứng năm 1972, Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến sáp nhập Lực lượng Điều tra Tỉnh và đến năm 1973 lại đổi tên thành Phòng Điều hành Di động.[6]

Đơn vị cơ bản của Cảnh sát Dã chiến là đại đội được biên chế thành ban chỉ huy đại đội gồm 24 người và một số trung đội chiến đấu 40 người, mỗi trung đội bao gồm những tiểu đội 10 người. Cho đến năm 1968, một đại đội được phân công phụ trách từng tỉnh, thành phố chính và bố trí một số trung đội từ hai đến 13 trung đội tùy theo số quận, huyện. Ví dụ: có thể chỉ định tối đa năm huyện cho một đại đội, nhưng nếu một tỉnh hoặc thị xã có hơn sáu huyện thì có thể triển khai hai đại đội. Sau năm 1969, một cuộc tái tổ chức lớn được thực hiện, với các đại đội cấp tỉnh được mở rộng thành các tiểu đoàn. Đến tháng 8 năm 1971, lực lượng Cảnh sát Dã chiến có tổng cộng 16.500 sĩ quan và quân nhân được biên chế thành 44 tiểu đoàn cấp tỉnh gồm khoảng 90 đại đội, 242 trung đội cấp huyện và một trung đội kỵ binh độc lập. Hai đại đội độc lập gồm bốn trung đội, mỗi đại đội lần lượt đóng tại Vũng TàuĐà Nẵng, hai thành phố cảng tự trị có lực lượng cảnh sát thành phố riêng biệt với tỉnh nơi họ đóng trụ sở.

Để cung cấp sự giám sát và hỗ trợ cho tất cả các đơn vị Cảnh sát Dã chiến cấp tỉnh và thị xã này, Ban Chỉ huy Đại đội đều được đặt tại mỗi Quân đoàn trong số bốn Quân đoàn trên toàn quốc. Một đại đội Cảnh sát Dã chiến thường được một Thanh tra viên (Đại úy sau năm 1971) chỉ huy, viên chức này lại chịu sự chỉ huy tác chiến của Trưởng Công an Tỉnh trong khi các trung đội được phân công về các huyện đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Trưởng Công an Huyện trực tiếp chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Chính trị Huyện.

Thiết giáp

Là lực lượng chủ yếu là bộ binh hạng nhẹ, Cảnh sát Dã chiến vận hành một trung đội kỵ binh độc lập duy nhất được cung cấp 8 chiếc xe bọc thép hạng nhẹ M8 Greyhound cổ điển của Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Đóng quân ngay tại thủ đô Sài Gòn, đơn vị này phụ trách an ninh tòa nhà Ngân hàng Quốc gia và an ninh vòng đai Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia gần đó cũng như các khu vực xung quanh.[7] Đơn vị này chuyên tuần tra trong khu vực đô thị và tác chiến cơ động.

Biệt đoàn

Ngoài ra, Cảnh sát Dã chiến còn duy trì hai Biệt đoàn với tổng số 5.000 người bao gồm Biệt đoàn 5 CSDC và Biệt đoàn 222 CSDC, giúp Cảnh sát Quốc gia đủ khả năng tham gia độc lập vào các hành động phòng thủ hoặc tấn công tùy theo nhiệm vụ phòng thủ tác chiến của lực lượng này.

Đóng quân ngay tại thủ đô Sài Gòn, Biệt đoàn 5 trên thực tế là một tiểu đoàn mở rộng kể từ khi được tung ra chiến trường, ngoài một ban chỉ huy đại đội, 12 đến 14 đại đội chiến đấu, mỗi đại đội gồm bốn trung đội. Tiểu đoàn hoạt động trên địa bàn rộng lớn hơn là vùng Sài Gòn-Gia Định, được giao trực thuộc Tổng nha Cảnh sát Thành phố Sài Gòn đảm trách nhiệm vụ nội an, phòng vệ thủ đô. Trong trận Tết Mậu Thân tháng 1 năm 1968, đơn vị đã cam kết bảo vệ Phủ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Dinh Độc Lập cùng với các đơn vị Cảnh sát Quốc gia và QLVNCH khác,[8] nổi bật trong các trận đánh giành lại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt, Chợ Lớn, Trường đua Phú ThọNhà thờ Cha Tam, khiến cho các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải chịu tổn thất nặng nề khi tấn công vào đây.

Cũng đóng quân tại Sài Gòn, Biệt đoàn 222, một tiểu đoàn nhỏ hơn chỉ có sáu đại đội chiến đấu, lần lượt được giao cho Tổng dự trữ của Cảnh sát Quốc gia như một đơn vị phản ứng nhanh có thể được triển khai trên toàn quốc, được giao nhiệm vụ cụ thể và nhiệm vụ tăng cường. Tiến vào Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân 1968, Cảnh sát Dã chiến thuộc Biệt đoàn 222 đã đánh đuổi thành công toán đặc công Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang cố thủ trong tòa nhà Đài Phát thanh Quốc gia,[9] nằm cách Đại sứ quán Mỹ vài trăm mét mà còn chiến đấu ở nơi khác. Từ năm 1968 đến năm 1975, các đại đội chiến đấu của Tiểu đoàn được triển khai tại nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau trên khắp cả nước, tham gia hoạt động phòng thủ và tấn công cùng với những đơn vị Cảnh sát Quốc gia hoặc Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Tuyên Đức, Gia Định, Long An, Biên Hòađảo Phú Quốc. Khi thị xã An Lộc bị ba sư đoàn thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) bao vây vào tháng 4 năm 1972 trong Chiến dịch Lễ Phục Sinh, Biệt đoàn 222 đã được điều động đến để tăng cường phòng thủ thành phố và trụ vững thành công trước những đợt tấn công liên tục của xe tăng địch.[10]

Trinh sát Đặc biệt

Nhiệm vụ trinh sát và thám báo do các toán viên chiến đấu thuộc đội Trinh sát Đặc biệt thực hiện. Được tuyển mộ từ các dân tộc thiểu số như Khmer Krom, Chăm, Nùng hoặc Thượng, họ được tổ chức thành các đơn vị cỡ trung đội trực thuộc mỗi đại đội Cảnh sát Dã chiến. Họ chuyên về leo dốc, chống phục kích, xuất kích bằng máy bay, bắn chiến thuật nhanh, quan sát phía trước, ra hiệu bằng tay và cánh tay, chiến đấu tay đôi, xâm nhập khu vực bằng trực thăng vận, chiến tranh rừng rậm và núi non, sống ngoài rừng rậm và núi non, thám báo tầm xa, chiến thuật tác chiến do thám, chiến thuật tác chiến đơn vị nhỏ, y tế khẩn cấp chiến thuật, liên lạc vô tuyến chiến thuật, chiến thuật theo dõi, chiến thuật tác chiến phi chính quy và sử dụng bản đồ cùng la bàn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cảnh sát Dã chiến Quốc gia Việt Nam Cộng hòa https://www.americanrifleman.org/articles/2016/4/2... http://www.polinsignia.com/vietnam.htm http://www.counterinsurgency.org/1971%20Thompson%2... https://www.worldcat.org/search?fq=x0:jrnl&q=n2:07... http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.ph... http://www.amazon.com/dp/B001VO7QSI http://www.psywarrior.com/SVNNationalPolice.html http://www.globalsecurity.org/military/world/vietn... http://canhsatquocgia.org/